Kho lạnh là kho chứa hàng được lắp đặt hệ thông làm lạnh , cách nhiệt với môi trường bên ngoài . Kho lạnh dùng để lưu trữ thực phẩm , đồ nông sản , đồ uống .... Nhằm giữ được độ tươi ngon tránh bị hư hỏng . Những ngành đặc thù nên đầu tư kho lạnh gồm dược phẩm , linh kiện điện tử , chế phẩm sinh học , .... .Vậy chi phí xây kho lạnh như thế nào , gồm những khoản nào ? 

Những kho hàng nào cần xây dựng kho lạnh .

Nhu cầu về lương thực thực phẩm , đặc biệt là đồ tươi sống , đồ hộp ngày càng tăng cao . Thực tế không phải lúc nào thực phẩm cũng sẵn có . Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dùng , đòi hỏi các nhà sản xuất phải tăng năng lực sản xuất với số lượng hàng dự trữ lớn và cần có kho chứa hàng . 

Kho chứa hàng có nhiều loại, kho lạnh và kho ở nhiệt độ bình thường. Với kho lạnh, không phải bất cứ kho hàng nào cũng cần đầu tư. Chi phí xây kho lạnh không hề ít nên chỉ một vài ngành hàng đặc thù mới nên đầu tư.

Kho lạnh, kho mát là cách nói chung về loại kho có khả năng điều chỉnh các điều kiện bảo quản như nhiệt độ, độ ẩm, … phù hợp với các đặc tính lý tính, hóa học của hàng hóa lưu trữ. Dưới đây là những kho hàng cần xây dựng kho lạnh (chia theo cấp độ lạnh):

  • Kho mát : loại kho này có nhiệt độ dao động từ 10 đến -15 , thường bảo quản nông sản , hoa quả , dược phẩm , vacxin , thực phẩm khô , sữa . ... 
  • Kho đông ; nhiệt độ dao động từ -15 đến 30 độ C, dùng bảo quản thực phẩm như thịt , thủy hải sản , kem ..... 
  • Kho cấp đông : nhiệt độ từ -30 đến 45 độ C , dùng cấp đông cho thực phẩm như thịt , thủy hải sản ..... 

Các bước xây dựng kho lạnh .

Xây dựng một kho lạnh không phải là một việc đơn giản . Nó không chỉ tốn chi phí mà còn đòi hỏi kỹ thuật cao , am hiểu về vận hành cũng như thiết bị hoạt động kho . Để xây dựng kho ljanh cần thực hiện theo các bước sau : 

Bước 1 : Xây dựng nền thông gió kho lạnh . 

Tùy theo kích thước kho lạnh đã thống nhất, vị trí lắp đặt cũng là yếu tố cần quan tâm. Trong quá trình sử dụng, nhiệt độ lạnh sẽ truyền qua hệ thống cách nhiệt xuống nền đất và đọng lại thành những giọt liti. Thời gian càng lâu, nước càng nhiều gây phá vỡ hệ số dẫn nhiệt của panel cách nhiệt. 

Cho nên, trước khi xây dựng kho lạnh cần lắp đặt một con lươn để tạo khoảng cách giữa nền với mặt đất. Tiêu chuẩn xây dựng con lươn như sau:

  • Khoảng cách giữa các con lươn: 300mm.
  • Chiều rộng, chiều cao mỗi con lươn: 100mm.
  • Chiều rộng các con lươn xung quanh: 200mm.
  • Khe thoát hơi ở đầu: 50mm.

Bước 2 : Lắp đặt panel nền và panel tường , panel trần . 

Panel kho lạnh là vật liệu có cấu tạo 1 – 2 lớp tôn tráng bạc, bên trong có một lớp xốp với khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy chỉ số cao. Panel được lắp đặt bên trên nền, tường, trần của kho lạnh giúp loại bỏ tình trạng nước đọng gây ẩm mốc.

  • Để việc lắp tấm panel cho kho lạnh đạt hiệu quả cao cần lưu ý một số vấn đề như:
  • Khe hở giữa hai tấm panel luôn phải đảm bảo từ 3 – 5mm.
  • Các khóa camlock phải được siết chặt.
  • Cần thường xuyên kiểm tra độ thẳng, độ vuông góc của các panel.

Bước 3 : Lắp đặt đường ống .

Đường ống kho lạnh (đường ống dẫn môi) với công dụng dẫn nhiệt. Hệ thống đường ống này sẽ dẫn lỏng, dẫn hơi nhằm kho lạnh hoạt động ổn định.

Các ống này phải được đặt song song hoặc vuông góc với nhau, cố định trên giá đỡ và bọc cách nhiệt bằng bằng superlon hoặc đổ foam với độ dày đúng theo bản vẽ quy định.

Bước 4 : Lắp đặt hệ thống dàn lạnh , cụm máy nén và vỏ kho .

Thiết bị quan trọng và không thể thiếu của kho lạnh đó chính là hệ thống dàn lạnh. Trong chi phí xây kho lạnh thì hệ thống làm lạnh và cụm máy nén chiếm tỷ lệ rất lớn mà doanh nghiệp nhất định phải đầu tư.

Lắp hệ thống làm lạnh và cụm máy nén cần thực hiện theo những tiêu chuẩn sau:

  • Phải lắp đặt theo đúng sơ đồ, bản vẽ thiết kế.
  • Cụm máy nén lắp đặt trên giàn khung sắt cao 150mm, khung hoặc móng bê tông bằng phẳng, có rãnh thoát nước.
  • Dàn ngưng giải nhiệt phải đặt cách tường tối thiểu 200mm.
  • Máy nén cần đặt thấp hơn dàn lạnh.
  • Các đường ống nước giải nhiệt hay ống nước lạnh lắp đặt sao cho không tạo thành các bẩy hơi.
  • Đường ống xả nước dàn lạnh  phải đảm bảo độ dốc lớn hơn 15%.

Quá trình lắp đặt vỏ kho có thể thực hiện song song cùng với lắp đặt hệ thống dàn lạnh và cụm máy nén. Tiếp tục lắp đặt cho đến khi hoàn thiện.

Bước 5 : Lắp đặt cửa kho lạnh 

Đầu tiên, cần tiến hành cắt cửa kho lạnh dựa theo bản vẽ đã thống nhất. Có 2 loại cửa chính gồm cửa mở và cửa trượt. Tùy thuộc vào không gian và nhu cầu mà lựa chọn loại cửa cho phù hợp.

Khi lắp đặt cửa kho cần lưu ý đảm bảo khóa bản lề phải chắc chắn, đóng mở nhẹ nhàng. Điện trở sưởi phải luôn được hoạt động trong khi Joint lạnh phải kín, không làm thoát hơi ra bên ngoài.

Bước 6 : Lắp đặt V nhôm , tủ điều khiển .

Đây là bước cuối cùng trước khi hoàn thiện lắp đặt kho lạnh. Phụ kiện V nhôm cần được lắp đặt chuẩn xác, kỹ càng để tăng độ vững chắc, hạn chế tối đa lọt ẩm qua các khe góc của tường và nền kho lạnh.

Trong khi đó, tủ điều khiển sẽ giúp kết nối hệ thống điện điều khiển cùng hệ thống động lực của kho lạnh. Từ đó, cụm máy cùng dàn lạnh hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện nhất.

Báo giá chi phí xây kho lạnh công nghiệp .

Để xây dựng kho lạnh, chủ đầu tư cần phải tính toán hết các khoản từ mặt bằng, thiết kế, vật tư xây dựng, máy móc…. Sơ bộ có thể liệt kê một số khoản chi phí làm kho lạnh như sau:

Chi phí làm kho .

Vỏ kho gồm vách ngoài, trần được làm từ các tấm panel chất liệu EPS (dùng cho kho mát) hoặc chất liệu PU (dùng cho kho đông). Ngoài ra, còn có thêm inox bao bọc bên ngoài và tôn sơn tĩnh điện.

Cửa kho gồm phần xốp cách nhiệt polyester PU, mặt bên ngoài được bọc bằng inox 304.

Chi phí thiết bị 

Chi phí vận chuyển vật tư, máy móc, chi phí nhân công lắp đặt.

Chi phí bảo trì, bảo dưỡng…

Tùy vào diện tích cũng như trang thiết bị trong nhà kho mà có chi phí khác nhau. Theo các chuyên gia, với kho 100m3 với chiều cao 2.5m, diện tích mặt bằng 40m2, công suất máy 10Hp thì chi phí tối thiểu khoảng 200 triệu đồng. Chi phí điện năng vận hành trong 1 tháng khoảng 5 triệu.

Chi phí vận chuyển vật tư, máy móc, chi phí nhân công lắp đặt.

Chi phí bảo trì, bảo dưỡng…

Tùy vào diện tích cũng như trang thiết bị trong nhà kho mà có chi phí khác nhau. Theo các chuyên gia, với kho 100m3 với chiều cao 2.5m, diện tích mặt bằng 40m2, công suất máy 10Hp thì chi phí tối thiểu khoảng 200 triệu đồng. Chi phí điện năng vận hành trong 1 tháng khoảng 5 triệu.